Lượt xem: 859

Cảnh giác với chiêu trò lừa đảo bằng công nghệ Deepfake

Trong thời gian qua, tình hình tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng diễn biến phức tạp. Đáng chú ý gần đây, các đối tượng lừa đảo sử dụng công nghệ Deepfake (là công nghệ ghép mặt, giả giọng) thực hiện cuộc gọi video để giả làm người thân vay tiền, giả làm con cái đang du học nước ngoài gọi điện cho bố mẹ nhờ chuyển tiền đóng học phí hay có thể giả tạo ra những tình huống khẩn cấp như người thân bị tai nạn cần tiền gấp để cấp cứu…

 


Ảnh minh họa

 

    “Deepfake” là công nghệ ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) tạo ra các sản phẩm công nghệ âm thanh, hình ảnh và video làm giả đối tượng ngoài đời thực với độ chính xác rất cao. Dựa trên tập tin hình ảnh khuôn mặt, giọng nói của một người ngoài đời thực, Deepfake sẽ sử dụng thuật toán để tái tạo lại khuôn mặt và giọng nói phù hợp với nét mặt, biểu cảm của một người khác; sau đó tạo ra video giả mạo hoàn toàn giống đối tượng ngoài đời thực.

    Hoạt động lợi dụng công nghệ Deepfake làm giả cuộc gọi video nhằm lừa đảo chiếm đoạt tài sản nổi lên các thủ đoạn phổ biến như sau:

    - Thông qua mạng internet, các đối tượng đã thu thập hình ảnh, giọng nói của người dùng trên mạng xã hội, sử dụng công nghệ Deepfake tạo ảnh động, video giả mạo người dùng đang nói chuyện trực tuyến với cùng khuôn mặt, âm điệu giọng nói và cách xưng hô.

    - Đối tượng lập tài khoản giả mạo trên mạng xã hội trùng thông tin và ảnh đại diện với người dùng, kết bạn với nạn nhân trong danh sách bạn bè và nhắn tin vay mượn tiền theo kịch bản sẵn có. Một số trường hợp, đối tượng chiếm đoạt tài khoản mạng xã hội của người dùng để trực tiếp nhắn tin cho nạn nhân trong danh sách bạn bè. Để tạo lòng tin với nạn nhân, đối tượng truyền tải Deepfake video có sẵn lên kênh video call, khiến nạn nhân nhận ra hình ảnh và giọng nói người quen và nhanh chóng chuyển tiền theo yêu cầu của đối tượng.

    - Với công nghệ Deepfake, video giả mạo có độ chính xác cao, rất khó phân biệt thật giả. Tuy nhiên, video do đối tượng tạo sẵn thường có nội dung chung chung, không phù hợp hoàn toàn với ngữ cảnh thực tế giao tiếp với nạn nhân; có thể khiến nạn nhân nghi ngờ, phát hiện. Để che khuyết điểm trên, các đối tượng tạo ra video với âm thanh khó nghe, hình ảnh không rõ nét giống cuộc gọi video có tín hiệu chập chờn được thực hiện trong khu vực phủ sóng di động, wifi yếu.

    Để chủ động phòng ngừa, đấu tranh ngăn chặn với loại tội phạm lợi dụng công nghệ Deepfake nhằm lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên địa bàn tỉnh, Công an tỉnh đã chỉ đạo công an các đơn vị, địa phương tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến phương thức, thủ đoạn lừa đảo chiếm đoạt tài sản giả mạo cuộc gọi video đến các cơ quan, doanh nghiệp, người dân trên địa bàn; tuyên truyền đến cán bộ, chiến sĩ về trách nhiệm “tự bảo vệ thông tin cá nhân và tự chịu trách nhiệm khi cung cấp những thông tin cá nhân trên mạng internet”; triển khai các giải pháp quản lý và chính sách bảo đảm an toàn thông tin cá nhân theo quy định tại Điều 10, Điều 16, Điều 17, Điều 18 và Điều 19 của Luật An toàn thông tin mạng. Ngoài ra,  công an các đơn vị, địa phương phải tổ chức tốt công tác tiếp nhận tin báo, tố giác tội phạm; nắm tình hình, chủ động phát hiện, đấu tranh với hoạt động sử dụng không gian mạng lừa đảo chiếm đoạt tài sản; cần khẩn trương xem xét, khởi tố vụ án hình sự theo thẩm quyền những trường hợp có đủ điều kiện.

    Có thể nói, hoạt động lợi dụng công nghệ Deepfake làm giả cuộc gọi video nhằm lừa đảo chiếm đoạt tài sản là thủ đoạn rất mới, rất tinh vi. Do đó, khuyến cáo người dân cần nâng cao cảnh giác khi nhận bất kỳ tin nhắn, cuộc gọi video với nội dung vay, mượn tiền qua các ứng dụng mạng xã hội; nên xác thực lại thông tin bằng cách gọi điện thoại hoặc gặp trực tiếp để trao đổi thông tin chính xác trước khi chuyển tiền. Trường hợp nghi vấn có đối tượng giả mạo người thân trên mạng xã hội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, cần báo ngay đến cơ quan Công an gần nhất để được hỗ trợ, xử lý kịp thời.

Diễm Hương



Phim tư liệu
  • Phát biểu của đồng chí Lâm Tấn Hòa
  • Ngày hội văn hóa thể thao du lịch đông bào Khmer Nam bộ và Lễ hội Óoc-Om-Bóc Đua ghe Ngo 2022
  • Cuộc thi viết chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch lần thứ Hai - năm 2022
1 2 3 4 5  ... 


No title... No title... No title...
Thống kê truy cập
  • Đang online: 86
  • Hôm nay: 3637
  • Trong tuần: 74,064
  • Tất cả: 11,806,071